Những công dụng của mầm mạch, mầm lúa khiến bạn cũng phải bất ngờ

0
2096

Như chúng ta được biết, các loại rượu bia, bánh kẹo đều được làm từ nguyên liệu mầm lúa mạch. Bên cạnh đó, trong đông y mầm lúa mạch còn là bài thuốc quý chữa các bệnh về tiêu hóa rất phù hợp cho những người có dạ dày không tốt bởi bên trong nguyên liệu này có chứa nhiều hợp tì vị, sinh tố. Ngoài ra, công dụng của mầm mạch, mầm lúa còn nhiều hơn thế nữa!

  1. Nội Dung

    Thành phần dưỡng chất và công dụng của mầm mạch, mầm lúa

Mầm mạch là gì? Đó là những mầm khô được nảy nơ ở nhiệt độ dưới 60 độ C từ trên cây đại mạch, tên tiếng anh của mầm mạch là Fructus Hordei germinatus. Đông y và cả tây y đều đánh giá cao những dưỡng chất có trong mầm mạch này, cụ thể:

Mầm mạch chứa rất nhiều dưỡng chất
Mầm mạch chứa rất nhiều dưỡng chất

Mầm mạch chứa rất nhiều dưỡng chất

– Đối với đông y: Đây là loại mầm có tính bình, mang vị mặn ngọt, có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích vị giác. Thông thường dân gian thường dùng khi họ bị đầy bụng, ăn không tiêu, ho triền miên, suy nhược cơ thể, biến ăn, ứ tắc sữa. Mỗi lần dùng từ 8-16g.

– Đối với tây y: Sau khi nghiên cứu, họ phát hiện bên trong mầm mạch có chứa rất nhiều protein, chất béo, protid, saccarose, vitamin B, vitamin C, đường maltose và nhiều men amylaza, maltaza, diastaza, lipaza, peptidaza, invertaza, proteaza…

Mầm lúa là gì? Mầm lúa có tên tiếng anh là Fructus Orysae germinatus, đây là loại hạt chín già được nảy mầm khô từ cây lúa tẻ. Khác với mầm mạch, mầm lúa có vị ngọt và tính ôn. Liều lượng sử dụng theo quy định của đông y là 12-20g. Về công dụng, mầm lúa cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhưng không bằng mầm mạch. Vì thế người ta thường kết hợp sử dụng hai vị thảo dược này để điều trị chứng tiêu hoá.

Bài viết liên quan:

  1. Những món ăn và bài thuốc có mầm mạch, mầm lúa

Sau khi tìm hiểu về công dụng, tiếp theo chúng ta tìm hiểu về cách sử dụng mầm mạch, mầm lúa như thế nào?

– Đối với người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, ăn kém thì sắc sơn tra sống 2g kết hợp với mầm mạch sao 12g để uống.

Mầm lúa mạch kết hợp với các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh
Mầm lúa mạch kết hợp với các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh

– Đối với người bị tỳ vị hư hàn: Sắc uống những loại thảo dược là mầm mạch 16g, gừng khô 4g, đảng sâm 12g, trần bì 6g, hậu phác 8g, phục linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, thảo quả 8g.

– Đối với phụ nữ thường bị đau ngực, phụ nữ đang cho con bú có hiện tường sữa bị ứ đọng thì mỗi ngày nên uống 1 thang mầm mạch sao 125g sau khi sắc, sử dụng trong 2-3 ngày liên tiếp. Đồng thời phải kết hợp thoa ngoài vùng ngực bằng 125 bì tiêu trọn với đường mật. Một cách khác là có thể dùng 250g mầm mạch sao rồi nghiền thành bột để pha với nước nóng uống, mỗi lần 20g, một ngày uống 4 lần.

– Đối với trẻ em ăn kém, chậm lớn, tiêu hóa kém: Cho bé ăn bánh được làm từ 100g mạch nha, 50g sơn tra, 75g đường trắng và 150g bột gạo rang. Cách làm là sấy khô những nguyên liệu đó rồi sao giòn, tán thành bột mịn pha với mật ong rồi ép thành bánh ăn mỗi ngày.

Công dụng của mầm mạch, mầm lúa là như thế, rất tốt cho sức khỏe không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên một số người sẽ không quen với mùi vị của những thang thuốc đông y nên sẽ gặp khó khăn khi sử dụng ở giai đầu.

Phúc Nguyên Đường chuyên cung cấp:

– Nấm Linh Chi
– Sâm Hàm Quốc
– Tổ yến,
– Hồng hoa Tây tạng
– An cung ngưu,
– Vitamin Khoáng chất
– Quà biếu cao cấp

Địa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6275.5355 – 0966.588.858
Website:https://tindanviet.com/

Bài viết đang theo dõi: Những công dụng của mầm mạch, mầm lúa khiến bạn cũng phải bất ngờ

Xem các bài khác trong chuyên mục: Sức khỏe